[Chia Sẻ] Rút Ngắn Thời Gian Đua Với Chiến Thuật Chạy Theo Đường Tiếp Tuyến

Anh Mai
Đăng ngày 06/12/2023
628 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Bạn đã bao giờ kết thúc một cuộc đua và tự hỏi liệu mình có thể chạy nhanh hơn không? 

Bạn nhận thấy đường chạy half marathon hay full marathon dài hơn so với kết quả ghi nhận trên đồng hồ GPS. Chênh lệch này một phần do sai số của GPS, do vận động viên có thể phải để ý đến xe cộ lưu thông, phần khác do runner chạy không theo con đường tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc kéo dài quãng đường, có khi lên đến cả km, là chuyện đáng quan tâm! Bên cạnh đó, Việc nghiên cứu kỹ đường chạy để có được chiến thuật về đích hiệu quả có thể rút ngắn thời gian hoàn thành cuộc đua và góp phần quan trọng vào việc cải thiện thành tích cá nhân. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu một trong những chiến thuật đó là chạy theo đường tiếp tuyến.

Chạy theo đường tiếp tuyến là gì?

“Chạy theo đường tiếp tuyến” là thuật ngữ được bàn tán rất nhiều trong cộng đồng chạy bộ, bao gồm cả những chân chạy chuyên nghiệp hay những chân chạy mới. 

Theo Sydney Devore, huấn luyện viên được chứng nhận RRCA và từng hai lần vượt qua vòng loại Olympic Marathon Trials. Về cơ bản, chạy theo đường tiếp tuyến là chạy khoảng cách ngắn nhất có thể từ điểm A đến điểm B (tức từ vạch xuất phát đến vạch đích). Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta luôn chạy theo mép đường cong phía trong của đường chạy.

Những đường chạy được USATF (Liên đoàn điền kinh Mỹ) chứng nhận thường được đo theo đường tiếp tuyến. Do đó nếu tham gia các giải đấu có chứng nhận của USATF mà không chạy theo đường tiếp tuyến, quãng đường chạy thực tế của chúng ta sẽ dài hơn so với khoảng cách chính thức của cuộc đua. 

Tại một số giải chạy như của giải Berlin và Chicago, các đường tiếp tuyến được vẽ trên mặt đường, dù vậy việc bám theo những đường này trong suốt cuộc đua là không thể vì sự đông đúc của các VĐV trên đường chạy. 

Người chạy theo đường màu đỏ và màu vàng dù chạy song song nhau nhưng đường màu đỏ sẽ dài hơn. Đường màu xanh lá là đường chạy khi chúng ta phải tránh né đám đông. Đường màu xanh dương hay chạy theo mép đường cong phía trong của đường chạy là con đường tối ưu nhất. 

Hầu hết các giải đấu đều có những khúc cua hoặc những đoạn đường uốn lượn, quanh co. Ví dụ, với đường chạy của giải Boston, nếu muốn chạy theo đường tiếp tuyến, chúng ta phải chạy theo đường chéo nối hai mép đường trong của mỗi đoạn đường cong (hình minh họa phía dưới). Điều đó giống như chúng ta đang chạy lượn qua lượn lại, nhưng đó là quãng đường ngắn nhất từ điểm xuất phát tới đích.

Về mặt lý thuyết có vẻ đơn giản, nhưng để có thể thực sự hiểu và áp dụng chiến thuật chạy tiếp tuyến váo cuộc đua là bài toán khó nhằn với cả những vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp. 

Chân chạy và huấn luyện viên Devore là một ví dụ, trong khi chạy Boston Marathon năm nay cô đã hoàn thành với thành tích cá nhân 2:31:08, cô đã chú ý đến việc chạy tiếp tuyến (đây là lần thứ bảy cô chạy marathon). Kết quả quãng đường chạy thực tế là 26,3 dặm so với 26,6 dặm trong lần chạy đầu tiên năm 2021.

“Tôi đã nói về việc chạy theo đường tiếp tuyến’ trong nhiều năm và tôi thực sự không nghĩ rằng mình đã hiểu nó có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào cho đến Boston năm nay. Devore chia sẻ thêm. Tôi biết cách chạy theo tiếp tuyến từ lâu và tôi thực sự không nghĩ rằng mình đã hiểu nó có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào cho đến Boston năm nay. Lần này, tôi thấy rõ rằng những người trước mặt tôi chạy sai tiếp tuyến. Tôi đã vượt qua họ mà không cần chạy hơn họ. Họ không làm điều đơn giản như tôi đã làm “chạy theo đường tiếp tuyến”.

Đường thẳng nối A và C, chạm qua B là đường tiếp tuyến của đoạn cong B, là đường cần chạy.

Bạn đừng nên nhìn vào bản đồ và yên tâm rằng đường chạy sẽ thẳng. Ngay cả khi đường chạy có vẻ thẳng, sẽ vẫn có những đoạn quẹo phải hoặc trái và sẽ luôn có đường tiếp tuyến để chúng ta bám theo vì đơn giản chúng ta chạy trên không gian mở.

Có Thể Áp Dụng Cho Chân Chạy Ở Mọi Cấp Độ Không?

Dù mục đích của bạn không phải là chiến thắng cuộc đua thì việc chạy theo đường tiếp tuyến cũng đem lại những lợi thế nhất định. Lợi thế lớn nhất là giúp chúng ta về đích sớm nhất có thể, chúng ta sẽ đỡ tốn sức hơn do giảm bớt tổng quãng đường phải chạy.

“Thêm nữa, nếu bạn chạy theo đường thẳng, bạn sẽ chạy với lượng nỗ lực ít nhất, từ quan điểm vật lý điều này có lợi cho các vđv chạy ở mọi cấp độ," Andres Padilla, một VĐV chạy marathon với thời gian 2:28:14 và USATF ở Corona, California cho biết thêm. “Bạn sẽ không muốn lãng phí nhiều năng lượng hơn mức cần thiết"

Nếu bạn không chú ý đến việc chạy theo đường cong ngắn nhất (hay còn gọi là chạy theo đường tiếp tuyến), bạn có thể phải chạy thêm một khoảng cách không nhỏ, từ 0.2 đến 0.3 dặm (khoảng 300-500 mét) so với chiều dài chính thức của cuộc đua. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất thêm vài giây, thậm chí vài phút, để vượt qua đích đến.

Cuối cùng, việc chạy theo đường tiếp tuyến là cách đánh lừa suy nghĩ khi cuộc đua bước vào giai đoạn khốc liệt về thể chất và tinh thần. Chúng ta có thể chia đường chạy thành các đoạn đường cong nhỏ và đặt mục tiêu chạy tới đoạn cong tiếp theo thay vì tập trung suy nghĩ còn bao xa thì đến đích. 

Tuy nhiên, có những trường hợp việc chạy theo đường tiếp tuyến không đem lại hiệu quả. Nếu một cuộc đua có khúc cua chữ U hay một góc cua quá gấp, bạn phải giảm tốc độ khi vòng qua các ngã rẽ để chạy theo các tiếp tuyến, điều này khiến bạn phải chậm lại và mất nhịp độ của mình. Ngoài ra, nếu một đường đua nằm trên một khúc cua nghiêng, bạn có thể phải chạy nghiêng hoặc khuỵu gối, điều này có hại cho khớp gối.

Chạy theo đường tiếp tuyến khi tập luyện?

Việc chạy theo đường tiếp tuyến khi tập luyện phải cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mật độ giao thông, phương tiện trên đường chạy. Bởi vì chạy theo đường tiếp tuyến sẽ liên tục băng qua dòng xe cộ từ bên này sang bên kia, điều này sẽ phá vỡ quy tắc  chạy phổ biến là “chạy ngược dòng xe cộ” và điều này cực kỳ nguy hiểm trong tình trạng giao thông hỗn loạn như ở Việt Nam. 

Tìm đường một tuyến đường chạy an toàn để thực hành phương pháp này, bạn nên nghiên cứu trước lộ trình để biết có bao nhiêu ngã rẽ và hình dung trước được mình nên chạy như thế nào. 

Nếu nhận ra mình đang chạy sai trên đường đua?

Nếu bạn chợt nhận ra mình không chạy theo đường tiếp tuyến khi thi đấu, đừng nên hoảng và đừng tăng tốc đột ngột để bù đắp lại thời gian, nhất là khi ở giai đoạn đầu của cuộc đua. 

Thay vào đó, hãy bắt đầu tăng tốc khi qua mốc 16km, vì sau mốc này đường đua bắt đầu thưa người do rất nhiều VĐV bắt đầu giảm tốc độ hoặc bị chậm lại. 

Việc tăng tốc ngay từ đầu thường là sai lầm vì chúng ta sẽ sớm chạm ngưỡng tốc độ lactate và nhịp tim tăng nhanh đột ngột. Ngoài ra, nếu đường chạy quá đông và việc chạy theo tiếp tuyến buộc chúng ta phải tốn năng lượng chạy vòng quanh để tránh đám đông thì cần cân nhắc không nên áp dụng chiến thuật này.

Đường chạy A dài 24m, B dài thêm 3m, C thêm 6m trong khi đường D tăng thêm 12m.

Ví dụ thực tế 

Để hình dung mức độ chênh lệch, chúng ta có thể đo lường độ dài của đường chạy trên sân điền kinh. Làn 1 có độ dài 400m (đo đường cách mép trong của sân 30cm) và mỗi làn tiến về phía mép ngoài sân sẽ dài hơn.

Độ dài mỗi làn:

  • Làn 1: 400
  • Làn 2: 407.67
  • Làn 3: 415.33
  • Làn 4: 423
  • Làn 5: 430.66
  • Làn 6: 438.33
  • Làn 7: 446
  • Làn 8: 453.66

Mỗi làn sẽ dài hơn làn phía trong 7,67m.

Cự ly 10K quanh đường chạy sẽ cần 25 vòng với điều kiện chạy ở làn trong. Khi chạy cùng số vòng này ở làn 2, quãng đường tăng thêm là 191,67m so với Làn 1, tương đương với gần một phần hai vòng sân.

“Nếu bạn muốn cắt giảm từng giây và phút có thể, thì việc tính toán việc chạy theo tiếp tuyến là rất quan trọng,”. “Nhưng nếu bạn không quan tâm đến một thời gian cụ thể, thì nó không nhất thiết quan trọng bằng việc duy trì nhịp độ của mình.” Chúc các chân chạy những chặng đường chạy nhiều niềm vui và năng lượng. Đừng quên thử áp dụng chiến thuật chạy theo đường tiếp tuyến trong buổi chạy tiếp theo của mình nhé. 


Nguồn: Theo Runner’s World